Cửa sổ nhôm mở quay vào trong

Cửa sổ nhôm đi mở quay vào trong là dòng cửa nhôm có hướng mở quay vào phía trong. Thường được sử dụng để bố trí tại phòng ngủ, nhà vệ sinh, thông thoáng giữa các phòng,…

Cửa sổ nhôm đi mở quay vào trong là dòng cửa nhôm có hướng mở quay vào phía trong. Thường được sử dụng để bố trí tại phòng ngủ, nhà vệ sinh, thông thoáng giữa các phòng,…

Đặc điểm của cửa nhôm đi mở quay vào trong

Cửa nhôm đi mở quay vào trong có công dụng ngăn cách các không gian trong phòng. Nên sẽ có các đặc điểm nổi bật như sau:

  • Cách âm chống ồn tốt, độ cách nhiệt cao
  • Cửa được sử dụng phụ kiện đồng bộ chốt đa điểm. Khóa với ngưỡng nhựa với bản lề 3D, hệ gioăng kép tạo độ kín khít cao.
  • Phần kính có thể lựa chọn kính trong hoặc kính nhám mờ để đảm bảo riêng tư.

Quy trình lắp đặt cửa nhôm đi mở quay vào trong

1. Xác định vị trí khung nhôm bao ngoài:

Bước 1: Phân tích, đo đạc, lấy kết quả các thông số kĩ thuật để chuẩn bị cho lắp đặt.

Bước 2: Đặt khung nhôm bao ngoài vào vị trí chuẩn xác, lưu ý cần so sánh với bản thiết kế gốc:

  • Căn chỉnh các góc, các khe hở nằm giữa khung bao ngoài và tường theo cao độ phù hợp.
  • Căn chỉnh rọi và livo dựa trên các thông số cụ thể: độ vuông góc, song song, độ cong, võng, méo.

Bước 3: Dùng khoan để lấy dấu tạm thời trên tường các điểm chốt của khung nhôm bao ngoài với các yêu cầu chi tiết về bắt vít:

  • Tại khu vực kín gió cũng như tầng thấp: dùng vít nở loại M8 x 90.
  • Các khu vực còn lại: áp dụng loại vít nở M10 x 100.
  • Các vít liền tiếp nhau cần tuân thủ khoảng cách xấp xỉ 600mm.

2. Xác định vị trí khung cánh:

Bước 1: Thực tế, trước khi đóng gói, vận chuyển đến nơi phân phối, khung cánh đã được kiểm tra kĩ thuật khá tỉ mỉ, có thể đáp ứng ngay lập tức việc thi công, lắp đặt. Tuy nhiên, do quá trình vận chuyển, vít nở co kéo hoặc do tác động từ ô tường, khung cánh sẽ đôi chút biến dạng. Vì vậy, ta cần kiểm tra để thay đổi định vị khung cánh sao cho thuận tiện nhất khi lắp vào khung bao:

  • Kiểm tra các chiều hoạt động của thiết bị đúng với thiết kế gốc.
  • Kiểm tra chính xác, đầy đủ kết cấu khung cánh.
  • Kiểm tra sự nhạy bén, linh hoạt khi thiết bị vận hành.

Bước 2: Đối với các khu vực không cần thêm điều chỉnh, bắt vít xiết chặt lần cuối. Ngược lại, chỉ bắt vít tạm thời với các khu vực cần xem xét thay đổi thêm.

3. Bắt tay lắp đặt các thành phần khác của cánh cửa

Bước 1: Lắp đặt phần kính và khung nẹp kính. Cần chú ý nẹp kính chắc chắn, kít chặt để đảm bảo an toàn cho hệ thống cửa.

Bước 2: Lắp đặt pano.

Bước 3: Lắp đặt tay nắm cho các cánh cửa. Cần chú ý vị trí lắp đặt tay nắm đúng với thiết kế và phù hợp với người sử dụng.

Bước 4: Lắp đặt bản lề, tay chống của cửa kính. Tất yếu, khi lắp xong, cần thử vận hành để kiểm tra hoạt động.

4. Hoàn thành điều chỉnh kĩ thuật vận hành cửa

Bước 1: Thử và điều chỉnh hợp lí các bộ phận chi tiết: bản lề, ổ khóa, mấu cài. Chúng là cơ cấu giúp cửa kín khít và hoạt động trơn tru.

Bước 2: Sau khi hiệu chỉnh xong một vị trí, cần bắt vít xiết chặt lần cuối để đảm bảo cấu trúc liên kết chặt chẽ.

Bước 3: Đậy kín các lỗ khoan, đục trên thanh profile bằng nắp nhựa chuyên dụng.

Bước 4: Các vị trí chuyển động qua lại thường xuyên cần tra thêm dầu, mỡ, chất bôi trơn để vận hành hiệu quả, dễ dàng sử dụng cho người dùng.

Có gì khác biệt tại Startwindows

Chúng tôi có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, tham gia thi công nhiều công trình lớn. Chúng tôi cam kết thi công với sự tận tâm cũng như sự an toàn tuyệt đối cho công trình. Giúp chủ đầu tư hoàn thành hạng mục công trình một cách nhanh chóng, thẩm mỹ cao và đầy chuyên nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết về giải pháp thi công, số liệu kỹ thuật vui lòng liên hệ để được tư vấn miễn phí

  • Hotline: 0906.371.888
  • Email: startdoorstandwindows@gmail.com
  • Địa chỉ: 233 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh